CategoriesChuyện nhà Hapinut Món ngon

Món Mì Quảng – Hồn quê Xứ Quảng

Mì Quảng Quảng Nam

Ai đi cách trở sơn khê

Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn nồng.

Cũng giống như mỗi con người trên thế giới này được tạo ra từ những tính cách riêng biệt thì mỗi vùng miền cũng sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc văn hóa và con người của vùng miền đó. Trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, chỉ có duy nhất hai món ăn có tên gắn liền với vùng đất mà nó sinh ra đó chính là mì Quảng và bún bò Huế. Tuy nhiên tùy theo từng tên gọi mà cách nêm gia vị của từng vùng miền sẽ tạo nên những món bún khác nhau. Còn bản thân sợi mì Quảng đã mang trong mình câu chuyện hình thành rất độc đáo và chỉ có người dân ở vùng đất Quảng Nam mới làm được món ăn này.

Món mì Quảng

Nguồn gốc mì Quảng

Từ sợi mì của dân du mục:

Vào thế kỷ thứ 16 dưới triều các Chúa Nguyễn, đất Quảng Nam đã ổn định từ lâu và thành phố Hội An đã thành một hải cảng quốc tế buôn bán phồn thịnh. Ngoài người Tàu đến lập nghiệp ở đây rất đông thì còn có các thương nhân Nhật Bản, Hòa Lan, Tây Ban Nha… đến mở cửa hiệu hoặc lui tới làm ăn. Trong một thành phố như thế thì dĩ nhiên việc ăn uống rất phát triển mà phải kể đến món mì trứ danh bắt nguồn từ hạt lúa mì của những người dân du mục ở xứ Tân Cương, Trung Quốc. Dưới đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của những người phụ nữ Tân Cương, họ đã xắt mỏng bột mì ra thành những sợi mảnh và tạo nên một món ăn mới cho nhân loại, với tên gọi là “Mì”.

Tráng mì Quảng ở làng Túy Loan
Nghệ nhân Quảng Nam tráng mì Quảng ở làng Túy Loan. Ảnh: NSNA Huy Đằng

Đến “Sợi Ngọc” của người dân xứ Quảng:

Món mì của người Tàu khi về Quảng Nam rất gần với khẩu vị của dân nước ta. Và thế là dù không có bột mì, người Quảng Nam vẫn cho ra đời sợi mì của chính mình bằng cách sử dụng bột của hạt gạo xay ra và dần phát triển thêm thành hình ảnh sợi mì Quảng đặc sản của cả một vùng đất Quảng Nam. Cũng vì điểm đặc trưng đó, sợi mì nơi đây được người dân Quảng Nam yêu quý và trân trọng như sợi ngọc của chính quê hương họ vậy. 

Cách làm sợi mì Quảng tươi thật ra không khó, chỉ cần một cái cối đá xay bột, khi gạo đã được xay ra thành bột nước, người ta “tráng mì” trên một nồi nước sôi bịt vải theo kiểu như làm bánh tráng, nhưng lá mì dày hơn bánh tráng, sau đó dùng dao xắt lá mì thành sợi, thế là xong. 

Mì Quảng – Mộc mạc và chân chất như con người xứ Quảng

So với những thứ khác cùng loại, mì Quảng (loại truyền thống) lại mang một hình ảnh có vẻ hơi quê mùa so với các món ăn cùng loại như bún hoặc phở. Nhưng phở hay bún bò có cái hấp dẫn của sự tinh tế, còn mì Quảng lại mang trong mình cái ngon lành của sự mộc mạc, của những hình ảnh rất làng quê Việt Nam.

Với câu “hãy nói cho tôi biết anh ăn cái gì và ăn như thế nào, tôi sẽ nói anh là người ra sao” thì món mì Quảng cũng nói lên được bản chất của người Quảng Nam nhiều lắm. Không màu mè kiểu cách, hơi thô thiển nhưng chân thật, rất vững vàng trong nguyên tắc nhưng cũng biết uyển chuyển trong ứng xử, mặc dầu uyển chuyển một cách hơi cứng nhắc. Rõ ràng người làm sao thì mì làm vậy.

Mì Quảng dì Hát - Hội An
Gánh mì Quảng dì Hát tại Thành phố Hội An. Ảnh: thanhnien.vn

Mì Quảng khô Hapinut – Hành trình “gánh Quảng” đi khắp 5 châu

Với mong muốn bảo tồn hạt ngọc tinh hoa của đất trời, đồng thời lưu giữ cái hồn quê từ đôi tay khéo léo cần cù cùng cái tâm mong muốn nuôi dưỡng nghề truyền thống của người nông dân xứ Quảng, Hapinut đã tạo nên dòng sản phẩm nông sản thuận tự nhiên mang đậm hương vị truyền thống gói trọn trong “Sợi Ngọc xứ Quảng”. Với mì Quảng khô Hapinut, chúng tôi đã thành công thực hiện ước mơ đem cối đá, gia vị “gánh” Quảng đi khắp tứ xứ để mọi người con đều cảm nhận được hương vị của cội nguồn quê hương dù bất kể nơi đâu. 

Sợi mì quảng khô Hapinut sau khi ngâm và nấu cho ra hương vị nguyên bản, với cái dẻo dai, thơm bùi vị gạo truyền thống. Bên cạnh đó, còn có thể dễ dàng bảo quản và mang đi xa.

Mì Quảng khô Hapinut
Mì quảng khô Hapinut
Để lại một bình luận