CategoriesChuyện nhà Hapinut Chuyện nhà nông

Sắc – Hương – Vị trong Mì Quảng

Chúng ta thưởng một món ăn bắt đầu từ cái nhìn về “Sắc”, ngửi “Hương” và nếm “Vị”… Để cuối cùng là cảm nhận nhiều nét hay trong những câu chuyện đằng sau món ăn đó và hành trình tìm về “nguyên vị truyền thống” và giá trị cội nguồn… 

Không đơn thuần là Sắc – Hương – Vị của một thức ẩm thực

Những sắc – hương – vị ấy không chỉ thể hiện cho hương thơm, màu sắc, mùi vị của một tô Mì Quảng mà đó còn là một hành trình của “nguyên vị truyền thống” – hành trình tìm về, lưu giữ và nâng tầm hương vị cội nguồn của một đặc sản xứ Quảng! 

“Sính lễ hai châu ngàn thuở hưởng

Giai nhân muôn dặm một đời đau”

(Ngô Thì Nhậm)

Triều Trần – Năm 1306, Vua Trần Anh Tông đã gả Huyền Trân công chúa, theo lời hứa của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Cuộc hôn nhân chính trị này nhằm giúp Đại Việt tránh khỏi những trận đánh chiếm của Chiêm Thành ở phía Nam và siết chặt mối bang giao giữa hai nước. Và ngược lại Vua Mân đã dâng sính lễ bằng dãy đất hai châu Ô – Lý, kể từ đó Đại Việt đã mở rộng về phương Nam đến vùng đất Đại Lộc, Bắc Quảng Nam ngày hôm nay. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từ Trần, Hồ, Lê đến Thời chúa Nguyễn, khoảng thế kỷ 16, mảnh đất này luôn được xem là “Phên dậu của Tổ Quốc”, là “Yết hầu của Phương Nam” – miền đất hai sông với những cánh đồng lúa uốn lượn quanh núi đồi, làng quê như một bức tranh trải dài đến tận chân trời.. Cùng với sự phát triển của thương cảng Hội An đã mở đường cho sự giao thoa hội nhập cho các nền văn hóa ở Hội An, mà đặc biệt là văn hóa ẩm thực.

Những biến cố của nạn đói năm 1945, tại Đại Lộc – vùng đất tinh hoa của hạt gạo Xiệc dẻo ngọt, cha ông ta đã lách luật bằng cách làm bún mì khô để gửi tiếp tế cho bà con ở những vùng khó khăn nhằm né chính sách siết chặt lúa gạo của chính quyền xâm lược thời đó. Cũng chính vì thế mà những sản phẩm tinh túy nhất từ “Hạt ngọc trời” ra đời, đó là sợi bún mì khô mang đậm dấu ấn của vùng lúa hai sông hội tụ. Tiêu biểu là món mì Quảng giản dị nhưng mang đậm tính chân chất của người của người bản xứ, góp phần làm cho nơi này có những nét độc đáo riêng mà không nơi nào có được ở xứ Đàng Trong.

Mì Quảng đã đồng hành với người dân qua bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến những cái đói, cái khổ của dân ta cũng như được giao thoa với nhiều cái hay trong ẩm thực tứ xứ. Điều đó đã vô hình hình thành nên một bản sắc, một hương vị rất riêng trong sợi mì, nước dùng, công thức chế biến món ăn này. Bởi lẽ, ẩn sâu trong đó là cả một thời đại, một lịch sử và một tinh thần dân tộc rất Việt Nam của ông cha ta thời trước. Những điều này chúng tôi gọi đó là sắc – hương – vị của cuộc đời, điều đặc biệt tạo nên những mảnh ghép đa sắc trong “Sợi ngọc xứ Quảng”. 

Kế thừa công thức gia truyền qua 3 thế hệ, Hapinut tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong việc nghiên cứu áp dụng công nghệ vào phát triển các dòng sản phẩm từ “hạt ngọc trời” mang hương vị của cội nguồn xứ Quảng. Với nguồn nguyên liệu sạch, thuận tự nhiên từ mảnh đất Quảng Nam và được chắt lọc trực tiếp, tỉ mỉ từ cánh đồng của người nông dân, các sản phẩm của Hapinut luôn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và hoàn toàn hữu cơ.

Nội dung: Thùy Diệu

Thiết kế: Thanh Trúc

Để lại một bình luận