CategoriesMón ngon Sống khỏe

BÁNH TRÁNG ĐẠI LỘC – KÝ ỨC TUỔI THƠ

Miền quê biết mấy thân yêu

Đàn trâu no cỏ…những chiều hoàng hôn.

Nhớ quê lòng thấy bồn chồn

Tuổi thơ in đậm tâm hồn ước mơ…!

(Nguồn: Tuổi thơ kỷ niệm – Đức Trung)  

Bộ sản phẩm “Sợi ngọc xứ Quảng” của Hapinut

Ký ức Tuổi thơ – Những Nỗi nhớ Ngọt ngào 

Tuổi thơ luôn là nỗi nhớ ngọt ngào của những đứa trẻ dân quê như chúng tôi. Ký ức tuổi thơ trong tôi gắn liền với miền quê dân dã Quảng Nam, có những con đường đất đỏ ngoằn ngoèo ôm trọn vào lòng từng đồng lúa chín vàng, có những bờ đê vững chãi chắn bão giữ bình yên mùa màng và làng xóm. 

Tuổi thơ còn chất chứa bao kỉ niệm đong đầy về những buổi sáng mưa lạnh chỉ muốn nằm cuộn tròn trong chăn, những buổi trưa cùng ba xay thóc giã gạo hay là những buổi tối cùng mẹ chuẩn bị nguyên liệu cho gánh Mì Quảng thơm ngon vào sáng hôm sau. Những kỉ niệm bình yên cứ lần lượt thêu dệt nên một bức tranh tuổi thơ đa màu sắc và đa xúc cảm trong tôi. Để rồi trở thành một “nỗi nhớ ngọt ngào” luôn ở đâu đó trong trái tim mỗi người. 

Tuổi thơ là thứ “Sắc màu Hương Vị” 

Nếu có ai hỏi tôi “Tuổi thơ của bạn có màu gì?” thì câu trả lời chắc chắn sẽ là “Sắc màu của hương vị”… Nó không phải là một màu sắc đơn thuần, riêng lẻ mà là kết tinh của sắc – hương – vị trong những món ăn gắn liền với tuổi trẻ bình dị của tôi. 

Để Hapinut mô tả kỹ hơn về “thứ màu đặc biệt” này nhé!

Các bạn có biết món bánh tráng cuốn thịt heo không nhỉ? Đó là đặc sản của Đại Lộc – quê tôi đó. Bánh tráng được làm rất công phu từ khâu lựa chọn gạo đến ngâm, xay, tráng, phơi và gỡ bánh. Và chắc chắn rằng bánh tráng chính là một “sắc màu” không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của mỗi người con Quảng Nam. 

Sắc màu của hương vị tuổi thơ

Sắc bắt nguồn từ hương – mùi hương và hương vị! Mùi khói bếp hăng hăng mỗi chiều tỏa nghi ngút trong gian bếp của mẹ. Mùi thơm của gạo Xiệc mỗi khi được xay nhuyễn thành bột để làm bánh tráng. Mùi nắng mỗi khi cùng ba phơi những tấm bánh tráng mềm dai dẻo trước hiên nhà. Hay là cái mùi hương rất riêng trên áo của những người nông dân làm nghề nông sản thủ công…. Rồi bằng một sự kết giao diệu kỳ từ nhiều mùi hương đã tạo nên một món ăn ấn tượng về mặt hương vị. 

Cùng Hapinut lắng nghe những chia sẻ từ chị Lê Anh Thư về hương vị cũng như những ký ức tuổi thơ mà Bánh tráng Đại Lộc Hapinut đã mang lại! 

Nhận đc món quà của Hapinut lúc mình bị COVID-19 lần 2 nên không gửi phản hồi sớm cho bạn được. Trong lúc đấy mình vẫn nhận được những lời hỏi thăm sức khỏe động viên và nhắn nhủ từ Hapinut… Sáng nay vừa hết bệnh, mình mở hộp quà ra mà vui và cảm động lắm. Cảm thấy biết ơn món quà này, biết ơn Hapinut! 

Món quà yêu thương từ Hapinut cùng hành trình “gánh Quảng đi muôn nơi”

Mình sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh – quê hương có đặc sản bánh canh và bánh tráng Trảng Bàng. Điều này tất nhiên là trong nhà không bao giờ thiếu bánh tráng và món ăn yêu thích của mình là những chiếc gỏi cuốn đầy ắp những nộm rau thơm. Nhưng hôm nay thì khác, vẫn là bánh tráng cuốn thịt luộc và rau sống nhưng được thay bằng vỏ bánh tráng Đại Lộc của Hapinut… Và món ăn này đã mang mình về lại những năm tháng tuổi thơ. 

Những “sắc màu hương vị” tạo nên món Bánh tráng đặc biệt!

Ôiiii, cũng là bánh tráng gạo nhưng nó khác hẳn hoàn toàn với bánh tráng Tây Ninh quê mình. Mình thấm nước từng miếng rồi ngồi cuộn từng chiếc, vỏ bánh vừa, mềm, không quá dày, quá mỏng đủ để không rời rạc khi cuốn, lúc cuốn xong thì chiếc gỏi trông khá đẹp mắt. Và một điều đặc biệt là gỏi cuốn để trong thời gian dài vẫn không bị dính vào nhau. Chồng mình tấm tắc khen thì mình cũng ưng bụng lắm… 

Quê mình thường thưởng thức Bánh tráng cuốn với thịt heo cùng “tất cả những gì có thể”. Có khi chỉ cuốn với một đĩa rau hay chiên một quả trứng gà nhà hoặc có khi chỉ là một đĩa dưa leo. Chúng mình thường nói đùa với nhau rằng là “đặc sản nhà làm – ngon như nhà làm”. Người Việt Nam là vậy đấy, đặc biệt là dân quê, không đơn thuần là “đói thì ăn, khát thì uống” mà chúng mình ăn với tất cả giác quan, thưởng thức vị ngọt đặc trưng trong từng nguyên liệu của món ăn: nào là độ giòn của bánh tráng khi nướng lên, độ ngọt của các loại rau sống, vị chua của xoài, khế và độ béo của miếng thịt ba chỉ. Và hơn hết, bánh tráng chính là văn hóa, là bản sắc và là “sắc màu tuổi thơ” của những đứa con Việt. 

Bánh tráng Đại Lộc do chị Thư chế biến

Một lần nữa chân thành cảm ơn món quà của Hapinut và hy vọng sớm có các sản phẩm bánh tráng gạo lứt và mì quảng gạo lứt. Yêu thương!

Thuỳ Diệu

Trả lời