Muốn tìm vị “truyền thống” thì phải tới nơi cội nguồn mà giá trị món ăn được sinh ra…
Thế Nào Là Mì Quảng Chuẩn Vị?
Với một chuyên gia ẩm thực, hương vị chuẩn sẽ là những cái mang tính căn bản, cội nguồn của món ăn với cách thức, chế biến, nguyên liệu gần như không đổi trong suốt bao năm. Với một người sành ăn, họ sẽ săn lùng chỗ ngon nhất.
Còn với những đứa như tôi, hương vị món ăn chuẩn sẽ là như thế nào? Nó sẽ giống cái hương vị lần đầu tiên bạn thử món ăn mà kể từ đó tới giờ, bạn không thể bỏ qua hình ảnh, mùi thơm đó ra khỏi đầu; cứ chờn vờn và lững thững trôi qua. Bữa Mì Quảng đầu tiên, tôi không chỉ nhớ cái mùi vị mà còn ghi sâu hình ảnh của một gian bếp nhỏ và mẹ dậy thật sớm chăm chút cho từng tô mì quảng của các thành viên trong gia đình. Tô mì Quảng đầu tiên tôi ăn khá đơn giản, một bát mì khá khô, nước lèo chan xăm xắp, vài miếng thịt, một con tôm, một quả trứng, lạc và ít rau ăn kèm. Sợi mì vàng có hương nghệ. Tôi lùa bát mì Quảng ào ào vào miệng, vài chặp là hết, một phần cũng vì đói quá. Người ta cũng bảo ăn mì Quảng phải lùa tới bến vào, như thế mới ngon. Và tôi nhớ, đó là tô mì Quảng ngon nhất từng ăn cho tới tận bây giờ.
Liệu Có Chuẩn Mực Chung Cho Vị Mì Quảng?
Tùy mỗi vùng miền mà Mì Quảng lại được chế biến theo một cách thật riêng biệt. Có nơi sử dụng Mì Quảng trắng, có nơi sử dụng bột nghệ để luộc sợi mì được vàng óng. Có người thích ăn nước nhưn nhiều như bánh canh, bún, phở nhưng lại có người chỉ muốn chan nước xăm xắp theo kiểu Mì Quảng truyền thống. Và cũng tùy vào sự sáng tạo của người đầu bếp mà có đa dạng nhiều kiểu Mì Quảng, nào là Mì Quảng tôm thịt, Mì Quảng ếch, Mì Quảng cá,… Cũng từ đó mà hương vị của mỗi tô Mì Quảng luôn có một dấu ấn đặc biệt.
Nhưng dù cho sáng tạo thế nào, dù cho Mì Quảng được truyền bá đến đâu thì người làm Mì Quảng cũng cần tuân theo cái cốt của “Mì Quảng nguyên vị truyền thống”.
Sợi mì, nguyên liệu (tôm, thịt, trứng,..), bánh tráng, chút nước lèo,… Mọi hương vị tưởng chừng như tách biệt nhưng khi trộn lại với nhau thì lại thơm ngon tuyệt vời. Khi ăn mì không thể thiếu lát chanh tươi tạo độ chua tự nhiên, kèm vài trái ớt hiểm cay nồng the the nơi đầu lưỡi. Có thể nói tô mì Quảng hội tụ đủ vị chua cay mặn ngọt kích thích vị giác của người thưởng thức, ăn một tô vẫn muốn ăn thêm tô nữa. Bởi vậy tô mì Quảng luôn khiến chúng ta quyến luyến không quên, khi có dịp ghé thăm Quảng Nam đều ít nhất một lần thưởng thức. Đặc biệt, mì Quảng đã ngon lại càng ngon hơn gấp bội lần với những người con xứ Quảng xa quê. Dẫu đã thử qua bao “sơn hào hải vị” trên đời nhưng họ vẫn đặt tô mì Quảng quê hương lên hạng nhất, không có gì có thể sánh bằng.
Mì Quảng HAPINUT – Hương Vị Xa Xưa, Đậm Đà mà Thuần Vị
Bạn tôi thường bảo, đừng cố tìm vị mì “nguyên bản” ở các thành phố lớn; những người bán Mì Quảng giữ được vị truyền thống chỉ lọc cọc quanh thị trấn, quanh những chợ huyện mà thôi. Có khi chẳng có quầy hàng mà chỉ đôi thúng gánh gồng; xưa thì nhiều nhưng giờ hiếm hơn. Điều đó có lẽ không sai. Nhưng nguyên vị truyền thống đâu chỉ đơn thuần là hương vị của món ăn mà nó còn là cảm giác của vạn vật chung quanh, vẻ đẹp của khung cảnh ta thưởng thức món ăn đó. Đối với tôi, “nguyên vị truyền thống” chính là “thuần vị gia đình”; là khi ăn, khi thưởng mì phải cảm nhận được “hương vị gia đình”.
– Nhưng với một đứa con xa xứ như tôi, thì làm gì có thứ gọi là “hương vị gia đình”….
– Chỉ có cách là tự tạo ra mà thôi!
Với mong muốn bảo tồn hạt ngọc tinh hoa của đất trời, đồng thời lưu giữ cái hồn quê từ đôi tay khéo léo cần cù cùng cái tâm mong muốn nuôi dưỡng nghề truyền thống của người nông dân xứ Quảng, Hapinut đã tạo nên dòng sản phẩm nông sản thuận tự nhiên mang đậm hương vị truyền thống gói trọn trong “Sợi Ngọc xứ Quảng”. Sản phẩm của Hapinut luôn đảm bảo 100% thành phần tự nhiên, sợi mì dai dẻo được sản xuất từ hạt gạo Xiệc Quảng Nam. Với mì Quảng khô, chúng tôi đã thành công thực hiện ước mơ đem cối đá, gia vị “gánh” Quảng đi khắp tứ xứ để mọi người con đều cảm nhận được hương vị của cội nguồn quê hương dù bất kể nơi đâu.
Hapinut “Sợi Ngọc Xứ Quảng” – Trọn vị bữa ăn gia đình Việt.
Thùy Diệu