CategoriesChuyện nhà Hapinut Món ngon

Bánh tráng Đại Lộc – Món quà xứ Quảng

Bánh tráng Đại Lộc Hapinut

Đại Lộc – nơi khởi nguồn những hạt ngọc của đất trời, được xem như là vựa lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Nam. Vốn được phù sa bồi đắp hàng ngàn năm từ hai dòng sông Vu Gia và Thu Bồn hội tụ, từ đây tạo nên nhiều sản phẩm mang đậm dấu ấn của vùng lúa hai sông hội tụ, với hạt gạo Xiệc – thứ gạo truyền thống, thuần túy, dẻo ngọt. Trong đó, nổi tiếng nhất có thể kể đến Bánh tráng Đại Lộc. 

Huyện Đại Lộc - Quảng Nam
Huyện Đại Lộc Quảng Nam

Theo dòng lịch sử

Trong gần 300 năm lịch sử kéo dài, đến khi chúa tiên Nguyễn Hoàng lập dinh trấn Quảng Nam vào năm 1602. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Đại Lộc tính từ bờ bắc sông Thu Bồn, cực nam Hóa Châu là vùng biên viễn phên giậu của Tổ quốc. Trong nhiều thế kỷ, đã có các cuộc di dân từ Đại Việt vào vùng đất Đại Lộc nhằm khai đất, lập làng. Qua bao thế hệ cư dân tại chính Đại Lộc, đã nối tiếp nhau kiên trì khai sơn phá thạch. Biến nơi đây thành một vùng lam sơn chướng khí dọc hai bên dòng sông mang tên Thu Bồn và Vu Gia trở thành làng mạc tốt tươi.

Ở nơi đây, đa phần cuộc sống của người dân gắn liền với nền nông nghiệp. Và không chỉ nổi tiếng bởi bề dày lịch sử, vùng đất Đại Lộc còn được biết đến là nơi cho ra đời loại bánh tráng mang hương vị đặc trưng rất riêng. 

Bánh tráng Đại Lộc Hapinut
Bánh tráng Đại Lộc – Quảng Nam

Làng nghề bánh tráng Đại Lộc

Nghề làm bánh tráng cũng đã xuất hiện từ khá lâu đời và tạo dựng được thương hiệu đầy uy tín trên thị trường, bên cạnh các nghề như dệt vải hoặc trồng dâu nuôi tằm ngày nay. Có thể sẽ chẳng ai nhớ được nghề bánh tráng ở vùng đất này được làm từ bao giờ, tuy nhiên bất kỳ ai khi nhắc đến bánh tráng đều nghĩ ngay đến vùng đất Đại Lộc, Quảng Nam này. Điểm nổi trội và được những hội người mê đắm ẩm thực xứ Quảng yêu mến đó chính là dù có trải qua bao nhiêu năm đi nữa, hương vị của chiếc bánh tráng vẫn không hề thay đổi. 

Tại làng Đại Lộc sẽ có rất nhiều loại bánh tráng khác nhau như: bánh tráng mè, bánh tráng ngọt, bánh tráng cuốn. Tất cả các loại bánh tráng vừa đề cập đến đều là bánh tráng truyền thống, chúng dường như là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực xứ Quảng. Dần về sau, nhiều loại bánh tráng từ vùng đất Đại Lộc đã xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành khác. 

Bánh tráng thì nơi đâu cũng đều làm từ bột gạo thuần, công đoạn cũng như nhau, nhưng để làm nên thương hiệu “Bánh tráng Đại Lộc” nổi tiếng, thì chắc chắn có nét đặc biệt riêng, hương vị riêng. Khác với nhiều loại bánh tráng khác, bánh tráng Đại Lộc thường to tròn, màu trắng ngà mịn màng hơn và cũng mỏng hơn, vừa có mùi thơm lại vừa dẻo.

Phơi nắng bánh tráng Đại Lộc
Công đoạn phơi nắng bánh tráng Đại Lộc của người dân xứ Quảng

Tại sao hương vị của bánh tráng này lại trở nên khác hơn so với các loại bánh tráng được bày bán trên thị trường? 

Đầu tiên, có thể kể đến nguyên liệu. Để làm ra được tấm bánh tráng ngon, người dân nơi đây cần lựa chọn loại gạo ngon, thơm và dẻo. Đó chính là loại gạo Xiệc truyền thống. Gạo trước khi được đưa vào làm bánh sẽ cần phải được ngâm qua một đêm và xay ra thành bột. 

Tiếp đến, chính là nét truyền thống trong từng khâu chế biến qua bao đời. Chất lượng của bánh tráng ngon hay dở còn phụ thuộc khá nhiều vào quá trình pha bột, người làm bánh cần phải pha vừa đủ độ sệt mà cũng đừng quá loãng. Có nhiều nơi tỉ mỉ, cẩn thận hơn, người dân sẽ thao tác thêm bước là lọc hỗn hợp này lại để phần trấu được loại bỏ hoàn toàn. Lại đến một công đoạn khác cũng khá quan trọng góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho bánh tráng Đại Lộc đó là quy trình tráng bánh. 

Tại đây, lò bánh tráng hoàn toàn làm bằng thủ công thay vì máy móc, người ta sẽ đốt lò bằng vỏ trấu thay củi hoặc than, và cũng chính nhờ vào ngọn lửa cháy râm rang, âm ỉ từ vỏ trấu sẽ khiến cho thành phẩm được chính đều, thơm hơn. Công đoạn tiếp theo, thợ sẽ bắt đầu đổ bột vào lò và thực hiện tráng bột ra thành các lớp mỏng rồi sau đó đậy kín vùng lại. Tuy nhiên, ở phần này, người thợ cần thao tác tráng bánh nhanh và đều tay thì sẽ có thể cho ra sản phẩm đẹp về mặt thẩm mỹ cũng như đều nhau. Đến khi bánh chín, người ta làm khô thông qua bước phơi bánh tráng ngoài trời lúc nắng. Bánh sẽ được xếp và chia đều trên tấm phên làm bằng nứa. Ở phân đoạn này, người thợ cần khéo léo, do khi làm bánh sẽ rất dễ rách. Công đoạn cuối cùng, bánh sau khi phơi khô sẽ được đóng gói nhằm trao đến tay khách hàng.

Hãy thử một lần ghé về xứ Quảng, mua món quà quê và trải nghiệm món bánh tráng cuốn thịt heo với bánh tráng Đại Lộc để cảm nhận vị dẻo, dai và mịn như thấm chất nắng gió nơi đây nhé. 

Bánh tráng Đại Lộc HAPINUT 

Với sự nổi tiếng và độ thơm ngon đặc trưng, bánh tráng Đại Lộc không quá khó để tìm mua trên cả nước. Tuy nhiên, để đảm bảo mua đúng được bánh tráng gốc từ Đại Lộc thì lại là chuyện không dễ dàng. Với những người con xa quê hay du khách đã một lần thưởng thức rồi nhớ mãi không quên vị bánh tráng Đại Lộc, mọi người có thể chọn mua bánh tráng

từ các thương hiệu, có đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng an toàn thực phẩm. Trong đó, có thể kể đến HAPINUT.

Bánh tráng Đại Lộc Hapinut
Bánh tráng Đại Lộc Hapinut

HAPINUT là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với các dòng sản phẩm có nguồn nguyên liệu là hạt gạo Xiệc từ HTX Nông nghiệp bền vững huyện Đại Lộc. Từ năm 1945, xuất phát từ gia đình truyền thống 3 đời, HAPINUT tiên phong trong việc nghiên cứu áp dụng công nghệ vào việc phát triển sản phẩm, nâng cao chuỗi giá trị của nông sản Việt thông qua đổi mới phương pháp canh tác tự nhiên, bền vững. Đồng thời mang các ẩm thực truyền thống Quảng Nam đến với thế giới như một nét văn hóa của người Việt. 

Bánh tráng Đại Lộc HAPINUT giữ trọn vị quê hương với mùi thơm đặc trưng và độ dẻo dai truyền thống. 

Quỳnh Châu

Trả lời