CategoriesMón ngon

3 mẹo thưởng thức mì ăn liền an toàn cho sức khỏe

Mì ăn liền

Mì gói hay còn được gọi là mì ăn liền đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Tính tới năm 2021, lượng tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam được công bố là đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Indonesia (Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới – WINA). Tuy phổ biến là thế, nhưng bạn đã biết được cách ăn sao cho không gây hại đến sức khỏe không? Có khá nhiều mẹo thưởng thức mì mà vẫn an toàn và hạn chế những tổn thương đến sức khỏe của chúng ta đó. Hãy để Hapinut mách cho bạn nhé!

Mì ăn liền
Mì gói gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu người Việt Nam

Lịch sử của mì ăn liền được bắt đầu như thế nào?

Có lẽ khi đưa ra thử thách cho mọi người về việc kể tên các thương hiệu mì nổi tiếng tại Việt Nam, Hapinut dám cá là các bạn sẽ đọc được vanh vách như bắn rap. Nhưng hầu hết trong chúng ta đều chưa thực sự biết rõ về lịch sử của mì gói được bắt đầu như thế nào. Khởi nguồn từ những năm 60 của thế kỷ trước, thị trường Việt lúc này đã xuất hiện những gói mì ăn liều đầu tiên trong cả nước. Điều đặc biệt là khi đó, mì gói được xem là món ăn của nhà giàu. Vào thời điểm này, với những đứa trẻ nhà nghèo thì việc có một tô mì ăn liền chính là cả một niềm hạnh phúc lớn lao.

Đến những năm 2000, Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam đã gia nhập thị trường Việt và nhanh chóng được người tiêu dùng ưu chuộng, thích thú. Mì ăn liền Hảo Hảo dần trở thành sản phẩm hết sức quen thuộc ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Với những gói mì đầu tiên có giá chỉ 1.000 đồng, bao gồm các vị như: vị gà, vị sate hành hoặc vị tôm chua cay là bước tiến dài, mở đầu cho giai đoạn hàng loạt thương hiệu mì được ra đời tại đất nước triệu dân này.

Mì ăn liền
Mì ăn liền với mùi vị hấp dẫn, chế biến chỉ mất 5 phút

Thời gian về sau, khi mức sống của người dân Việt được khá giả hơn, việc đòi hỏi cao hơn về an toàn sức khỏe cũng dần nâng cao, thì chất lượng trong từng gói mì ngày càng được cải tiến để phù hợp nhu cầu của khách hàng. Hệ thống sản xuất với công nghệ tiên tiến cũng được nhiều thương hiệu lớn quan tâm và đầu tư vào nhằm nâng tầm chất lượng sản phẩm, từng bước từng bước đưa món ăn này trở thành bữa ăn dinh dưỡng, bên cạnh đó nó còn được xem là một phần hơi thở trong cuộc sống hiện đại.

Hiện nay Việt Nam tiêu thụ 55 gói mì/người/năm cao hơn so với đất nước tỷ dân Trung Quốc (31 gói mì/người/năm), Indonesia (46 gói mì/người/năm) hay Nhật Bản (45,8 gói mì/người/năm). Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, ước tính 2 năm trở lại đây, việc tiêu thụ mì gói của người Việt gia tăng một cách đáng kể: “Hiện nước ta đang đứng thứ 3 trên thế giới về số lượng mì ăn liền tiêu thụ trong năm”.

3 mẹo nhỏ thưởng thức mì ăn liền an toàn cho sức khỏe

Việc mì ăn liền có khá nhiều chất béo đến từ lượng muối và dầu chiên hầu như không ai là không biết đến. Tuy vậy, gia vị của loại thực phẩm này đem lại cho người dùng cảm giác ngon miệng và đậm vị, khiến nhiều người thích mê. Ngoài ra, cũng chính vì sự tiện dụng mà một số người luôn ưu tiên lựa chọn nó hơn các bữa ăn chính. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn ăn mì đúng cách hơn để tránh gây hại đến sức khỏe, bạn tham khảo nhé!

1. Bổ sung chất dinh dưỡng vào phần ăn

Bên trong gói mì chúng ta thường thấy có 3 gói gia vị chính lần lượt là: mì, gia vị nêm và rau củ sấy khô. Với các thành phần này, hàm lượng dinh dưỡng trong tô mì khá thấp. Dù chúng ta có thể thấy các thương hiệu lớn nhỏ luôn cho ra mắt nhiều vị mì ăn liền hấp dẫn như mì bò, mì gà hay mì tôm, nó vẫn không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nào cho bạn cả.

Mì ăn liền
Mì ăn liền sẽ ngon hơn nếu cho thêm rau

Thay vì vậy, sao bạn không biến một tô mì gói bình thường, trông nhạt nhẽo thành phần ăn hấp dẫn. Chúng ta có thể thêm các loại thịt (thịt bò, thịt heo hay thì gà…). Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh khi dùng mì ăn liền nhằm cung cấp thêm chất xơ và vitamin để món ăn được đầy đủ chất hơn nhé.

2. Chế nước nấu mì vào trước

Trên thị trường ngày nay, có nhiều loại mì gói được chiên trong dầu để đảm bảo sợi mì được dai và giòn. Vì vậy, trong lúc trộn mì, bạn khoan bỏ gói gia vị nêm vào mà hãy đổ nước mì đầu tiên cho vào mì nhằm giảm thiệu tác hại bởi dầu ăn và muối gây ra. Không những thế, một số loại mì có lớp màng dính bên ngoài như lớp mỡ hoặc sáp.

Mì ăn liền
Thưởng thức mì thôi nào!

Để tránh gây hại đến sức khỏe, chúng ta nên chần mì qua nước sôi, sau đó với mì gói ra tô khác để dùng. Cách làm này tuy có chút phiền phức vì phải chần mì qua khá nhiều bước. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe không gặp phải các căn bệnh về tim, gan hay ung thư do ăn mì quá nhiều. Bạn cũng cần lưu ý một điều là khi thấy sợi mì vừa nở thì bạn nên đổ ngay phần nước đó đi nhé, tránh để lâu dễ làm sợi mì nở to ra ăn sẽ không còn ngon nữa.

3. Hạn chế uống nhiều nước mì trong lúc ăn

Chúng ta không nên ngâm nước trong tô mì, vì việc làm này khá nguy hại cho sức khỏe. Do nước dùng mì ăn liền chứa rất nhiều muối và dầu chiên nên nếu bạn uống quá nhiều có thể khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh phù nề hoặc suy thận. Nhiều chuyên gia đã từng khuyến cáo rằng bạn chỉ nên ăn mì gói và không được uống nước dùng mì. Bởi sự thật, lượng muối có trong gói mì vượt quá mức cho phép rất gây tổn hại cơ thể. Hẳn nhiên, khi thưởng thức bạn chỉ nên cho khoảng 1/3 lượng muối vào bên trong mì ăn liền thôi nhé!

Trả lời