CategoriesSống khỏe

Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể chúng ta thiếu sắt?

Thực phẩm nhiều chất sắt (Fe)

Sắt hay còn gọi là Fe, cũng như nhiều vi chất khác, sắt đóng vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe của con người. Bởi sắt là một trong các khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như việc tổng hợp nên hemoglobin, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến những cơ quan hoặc tế bào khác trong cơ thể.

Chất sắt Hemoglobin
Quả lựu đỏ chứa nhiều chất hemoglobin.

Do đó, việc bổ sung thêm sắt một cách đầy đủ là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, Fe còn là một thành phần cấu trúc của myoglobin, có thể nói, hoạt chất này nằm ở những mô cơ và có công dụng dự trữ oxy cho tất cả các hoạt động của cơ quan. Ngoài ra, nó còn có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác thực hiện nhiệm vụ giải phóng năng lượng khi cơ co lại. 

Nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể chúng ta không có đủ chất sắt để sản xuất hemoglobin. Đây là một phận của các tế bào hồng cầu tạo cho máu có màu đỏ và cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển máu có oxy đi khắp cơ thể của bạn. Nếu bạn không tiêu thụ đủ sắt hoặc cơ thể chúng ta mất quá nhiều sắt, lúc này bên trong cơ thể sẽ chưa thể sản xuất đủ hemoglobin, dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu sắt cuối cùng sẽ phát triển. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên thiếu máu do thiếu sắt được biết đến rộng rãi và phổ biến sau đây.

Thực phẩm nhiều chất sắt (Fe)
Những thực phẩm chứa nhiều chất sắt giúp bổ máu.

1. Do mất máu

Máu chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Vì thế, nếu chúng ta bị thiếu máu, cơ thể sẽ mất đi một lượng sắt nhất định. Đối với phụ nữ khi tới kỳ kinh nguyệt, nếu ra nhiều sẽ có nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng do thiếu sắt. Tình trạng mất máu chậm, mãn tính trong cơ thể, chẳng hạn như do loét dạ dày tá tràng, thoát vị đĩa đệm, bệnh polyp ruột kết hoặc kể đến như ung thư đại trực tràng – những căn bệnh này có thể gây nên mất máu do thiếu sắt. Hiện tượng xuất huyết tiêu hóa có thể là kết quả của việc sử dụng thường xuyên một số loại thuốc mang tính chất giảm đau không được bác sĩ kê đơn, đặc biệt là aspirin.

2. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Cơ thể bạn thường xuyên nhận được chất sắt từ thực phẩm nạp vào, nếu lượng tiêu thụ quá ít chất sắt, dần kéo dài theo thời gian, cơ thể của bạn sẽ có thể bị thiếu hụt sắt. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng chứa sắt nhé. Một số thực phẩm cần bổ sung cho cơ thể như rau xanh, đặc biệt là rau có chất diệp lục màu xanh đậm, đây là một trong nhiều nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất (rau bồ công anh, cải cầu vồng, cải xoăn). Trong đó, cải cầu vồng chứa folate, hỗ trợ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu folate.

Thực phẩm nhiều chất sắt (Fe)
Chất sắt có trong rau quả màu xanh.

Thật không may, do bên trong rau xanh cũng có chứa một khuyết điểm mà chúng ta cần lưu ý, đó là lượng oxalat cao, đây là hợp chất làm ngăn cản sự hấp thụ nonheme vào cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nạp các loại trái cây họ cam hoặc quýt để lắp đầy chất cho sức khỏe. Bởi chúng cũng là nguồn cung cấp folate dồi dào không kém rau xanh. Ngoài ra, vitamin C có khả năng giúp dạ dày hấp thụ sắt, việc ăn rau xanh và nhiều loại thực phẩm chứa vitamin C như ớt đỏ, cam hoặc dâu tây sẽ làm tăng khả năng hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Đặc biệt, để tăng trưởng và phát triển thích hợp, trẻ sơ sinh và trẻ em cũng cần sắt từ chế độ ăn uống nữa nhé.

3. Không có khả năng hấp thụ sắt

Sắt từ thức ăn được hấp thụ vào máu trong ruột non của chúng ta. Rối loạn đường ruột, chẳng hạn như bệnh celiac, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hóa của ruột, có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Nếu một phần ruột non của chúng ta đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ, điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác của mỗi người.

4. Phụ nữ trong thời gian thai kỳ

Thực tế, nếu chúng ta không bổ sung sắt đầy đủ, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sẽ xảy ra ở nhiều phụ nữ đang mang thai vì dự trữ sắt của họ cần để phục vụ cho lượng máu tăng lên cũng như hemoglobin cho thai nhi đang phát triển.

Thực phẩm nhiều chất sắt (Fe)
Những thực phẩm chứa nhiều chất sắt giúp bổ máu.

Do đó, việc bổ sung và xây dựng một chế độ gồm các loại thực phẩm có lợi sẽ là điều hết sức cần thiết ngay lúc này. Bạn hãy chọn những thực phẩm giàu sắt sau:

  • Thịt lợn và thịt gia cầm
  • Đậu
  • Hải sản
  • Các loại rau xanh lá (rau chân vịt, rau bina)
  • Trái cây khô, chẳng hạn như nho khô
  • Ngũ cốc, bánh mì hoặc mì ống tăng cường chất sắt

Việc cơ thể chúng ta cần hấp thụ nhiều sắt từ thịt hơn so với các nguồn khác, vì nếu bạn chọn không ăn thịt, bạn có thể cần tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, có nguồn gốc từ thực vật để hấp thụ lượng sắt tương tự như người ăn thịt.

Sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người trong chúng ta, do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh và luôn tràn trề sức sống, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm trong bài viết để làm nguồn tư liệu cho mình nhé. Đặc biệt, phái nữ cần chú trọng hơn nữa về vấn đề thiếu sắt, vì so với nam giới, thì nữ giới chúng ta mỗi tháng sẽ mất đi một lượng máu khá nhiều.

Trả lời