CategoriesTin tức

Cội nguồn của mì Quảng

Ảnh: Hapinut

QUẢNG NAM – DẤU TÍCH XƯA TỪ NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA LỊCH SỬ

“ Sính lễ hai châu ngàn thuở hưởng
Giai nhân muôn dặm một đời đau”
(Ngô Thì Nhậm)

Triều Trần – Năm 1306, Vua Trần Anh Tông đã gả Huyền Trân công chúa, theo lời hứa của Thượng Hoàng Trần Nhân Tông cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Cuộc hôn nhân chính trị này nhằm giúp Đại Việt tránh khỏi những trận đánh chiếm của Chiêm Thành ở phía Nam và siết chặt mối bang giao giữa hai nước. Và ngược lại Vua Mân đã dâng sinh lễ bằng dãy đất hai châu Ô – Lý, kể từ đó Đại Việt đã mở rộng về phương Nam đến vùng đất Đại Lộc, Bắc Quảng Nam ngày hôm nay.

Ảnh: baoquangnam

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từ Trần, Hồ, Lê đến Thời chúa Nguyễn, khoảng thế kỷ 16, mảnh đất này luôn được xem là “ Phên dậu của Tổ Quốc”, là “ Yết hầu của Phương Nam”. Mà tiêu biểu là thương cảng Hội An sầm uất, tàu thuyền các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên trao đổi mua bán hàng hóa.

Cùng với sự phát triển của thương cảng Hội An đã mở đường cho sự giao thoa hội nhập cho các nền văn hóa ở Hội An, mà đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Tiêu biểu là món mì Quảng giản dị nhưng mang đậm tính chân chất của người của người bản xứ, góp phần làm cho nơi này có những nét độc đáo riêng mà không nơi nào có được ở xứ Đàng Trong.

Để lại một bình luận