CategoriesSống khỏe

Các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe đang được bán tại Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về hàm lượng chất béo trong chế độ ăn uống hằng ngày, do đó việc tìm hiểu và lựa chọn một loại dầu ăn tốt, phù hợp với nhu cầu của gia đình người nội trợ có thể cân đối giá trị dinh dưỡng mà dầu ăn mang lại và cải thiện sức khỏe của các thành viên. Các loại dầu thực vật như dầu: ô liu, dầu đậu nành, dầu đậu phộng… là một trong những sản phẩm dầu ăn rất tốt cho sức khỏe và xứng đáng có một vị trí quan trọng trong bữa ăn của mỗi người. 

Dầu đậu phộng xứ Quảng Hapinut
Dầu đậu phộng xứ Quảng Hapinut

Dầu ô Liu

Dầu ô liu là một loại dầu có tác dụng làm đẹp siêu hiệu quả và có các dưỡng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe. 

  • Thành phần: Trong dầu ô liu chứa 73%  axit oleic là một loại chất béo không bão hòa đơn, 14% là chất béo bão hòa và 11% là chất không bão hòa đa axit béo omega-3. Bên cạnh đó, dầu ô liu còn là một nguồn cung cấp vitamin E và các khoáng chất như đồng, sắt, canxi và natri  cũng các hợp chất khoáng chống oxi hóa có lợi cho sức khỏe như là Oleuropein,  Hydroxytyrosol và Oleanolic Acid cũng với Quercetin giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. 
  • Công dụng: Dưỡng da và giảm cân hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phòng ngừa ung thư và đặc biệt là có tác dụng cải thiện tốc độ tăng trưởng của tóc. 
  • Cách sử dụng trong nấu ăn: Sử dụng ở nhiệt độ thấp, tắt bếp mới thêm vào. Sử dụng dầu ô liu thay thế cho bơ, làm các món trộn với salad, làm gia vị tẩm ướp thức ăn, làm nước sốt ướp cá, thịt, rau củ,… đặc biệt khi dùng dầu ô liu để nấu khoai tây nghiền hay khoai tây nướng sẽ tăng vị cho món ăn.  
  • Các loại dầu ô liu phổ biến trên thị trường: dầu ô liu Olivoila, dầu ô liu Latino Bella, dầu ô liu Borges extra virgin Ajinomoto, dầu ô liu Rivano, dầu ô liu Beksul, dầu ô liu Milaganics,…
  • Giá thành: 150.000-250.000/1 lít dầu.
dầu thực vật ô liu
Dầu thực vật sản xuất nguyên chất từ trái ô liu

Dầu đậu phộng

Đậu phộng là một loại đậu rất tốt cho sức khỏe, được biết đến như là một nguồn cung cấp protein, chất béo, nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Thế nhưng ít ai biết rằng, từ hạt đậu phộng có thể chế biến thành một loại dầu thực vật được sử dụng rất nhiều tại các hộ gia đình ở Quảng Nam gọi là dầu đậu phộng (hay dầu lạc ở miền Bắc).

  • Thành phần: Tùy theo cách chế biến từng loại dầu phộng mà hàm lượng thành phần sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung dầu đậu phộng sẽ chứa khoảng 44-56% chất béo gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn và đa, 22-30% protein, 13-16% tinh bột.   
  • Công dụng: Giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa sỏi thận, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm trong cơ thể. Cải thiện nồng độ insulin trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt trong đậu phộng có chứa acid amin tryptophan có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất serotonin giảm chứng trầm cảm. 
  • Cách sử dụng trong nấu ăn: Do dầu đậu phộng đậm đặc hơn những loại dầu ăn bình thường nên khi sử dụng chỉ cần dùng một lượng dầu vừa đủ là được. Khi dùng, phải đợi dầu đủ nóng thì mới cho thức ăn vào. Có thể trữ dầu đã qua chế biến để sử dụng cho những lần sau. Dầu đậu phộng thích hợp để chế biến các món chiên, rán vì dầu ít hấp thụ vào thức ăn; nấu món xào để giữ được màu sắc của món ăn; quét lên món nướng để món nướng không bị khô; dùng làm món gỏi cho những món ăn chay;…
  • Các loại dầu đậu phộng phổ biến trên thị trường: Dầu đậu phộng Đạt Oil, dầu đậu phộng Phong Nha, dầu đậu phộng nguyên chất Hapinut, dầu đậu phộng nguyên chất Sống Sạch Food, dầu đậu phộng nguyên chất Puro, dầu đậu phộng Tường An,…
  • Giá: khoảng 120.000 –130.000/1 lít. 
dầu đậu phộng đặc sản quảng nam
Dầu đậu phộng 100% nguyên chất xuất xứ từ Quảng Nam
  1. Dầu hạt hướng dương

Dầu hướng dương là một loại dầu thực vật xuất phát từ Nga từ những năm 1835 được tinh chế theo phương pháp ép lạnh từ hạt của loài hoa hướng dương

  • Thành phần: Chứa hai loại vitamin E và B cùng hàm lượng cao các acid béo không no như 65% axit linoleic, 65% axit mid-oleic, 82% oleic và 72% axit stearic /oleic. Hơn nữa, một số loại dầu hướng dương có hàm lượng acid linoleic hoặc oleic cao hơn hẳn so với các loại khác.
  • Công dụng: Duy trì hệ miễn dịch, giảm tác hại của ánh sáng mặt trời đến cơ thể, ngăn chặn lão hóa sớm, tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh viêm khớp, hen suyễn, chống các bệnh ung thư đại tràng, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Dầu hạt hướng dương còn có một công dụng đặc biệt là phục hồi tóc khô và ngăn ngừa tóc gãy rụng. 
  • Cách sử dụng trong nấu ăn: Dầu hướng dương có nhiệt độ sôi khoảng 225 độ C, nếu đun sôi dầu hướng dương ở nhiệt độ cao hơn sẽ sản sinh ra rất nhiều chất aldehyde làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và mất trí nhớ. Do đó chỉ nên chế biến dầu hướng dương với các món ăn trộn, nấu canh, ướp thịt hoặc chiên xào nhanh. 
  • Các loại dầu hướng dương phổ biến trên thị trường: dầu hướng dương Simply, dầu hướng dương Zachia, dầu hướng dương Kico, dầu hướng dương Sloboda Organic,…
  • Giá: khoảng 50.000 – 70.000/1 lít. 
Dầu hạt hướng dương
Dầu thực vật sản xuất từ hạt hướng dương
  1. Dầu mè

Dầu mè là một loại dầu khá là khác biệt được ví như là nữ hoàng của các loại dầu ăn, nó có màu nâu hoặc vàng nâu đậm hơn rất nhiều và mùi hương mè đặc trưng. Dầu mè không thể thay thế cho dầu ăn để chiên rán vì mùi của dầu mè khá là nồng. Do đó, trong nấu ăn dầu mè thường được sử dụng như một loại gia vị để dùng trực tiếp hoặc tẩm ướp món ăn là thích hợp nhất. 

  • Thành phần: Dầu mè chủ yếu chứa 41% axit linoleic, 39% axit oleic, 8% axit palmitic, 5% axit stearic và các dưỡng chất như: Mangan, Canxin, sắt, kẽm, Vitamin B6, Magie, Tryptophan, Vitamin K… 
  • Công dụng: Có lợi cho tim mạch, có lợi cho xương khớp, Massage giảm nhiệt và giảm căng thẳng cho cơ thể, làm đẹp da và điều hòa huyết áp. 
  • Cách sử dụng trong nấu ăn: Dầu mè thường được sử dụng để làm các món trộn salad, làm nước chấm hoặc làm nước sốt. Bên cạnh đó nếu trộn ½ muỗng dầu mè với ⅙ muỗng giấm táo rồi thoa lên mặt sẽ tạo thành hợp chất dưỡng da. Nếu dùng bông tăm chấm 1 ít dầu mè và thoa lên lông mi sẽ làm lông mi công và dài hơn. 
  • Các loại dầu mè phổ biến trên thị trường: dầu mè nguyên chất Ajinomoto, dầu mè thơm Meizan, dầu mè tinh luyện Tường An, dầu mè Miznco, Dầu mè SeSa Nakydaco 
  • Giá: 90.000 – 100.000 VNĐ. 
dầu mè nguyên chất
Dầu mè nguyên chất sản xuất từ hạt mè rang
  1. Dầu dừa

Dầu dừa là tinh chất chiết xuất được từ trái dừa già. Hiện nay trên thị trường có 2 loại dầu dừa là dầu dừa nguyên chất và dầu dừa ướp lạnh. 

  • Thành phần: Dầu dừa nguyên chất chứa các khoáng chất quan trọng và một số vitamin tan trong chất béo như canxi, magiê, beta-carotene, vitamin A, D, E, K, mà cơ thể có thể hấp thụ sử dụng ngay. Các vi lượng trong dầu dừa có tác dụng giúp ích cho sức khỏe cho mọi người.
  • Công dụng: Ngoài những công dụng về sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, trị bệnh nấm chân, trị bệnh vẩy nến, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cho chăm sóc xương, tốt cho quá trình mang thai, giảm căng thẳng. Dầu dừa còn có các công dụng làm đẹp là dương ẩm, tẩy da chết trên mặt, dưỡng tóc, mát xa, vóc dáng thon gọn, 
  • Cách sử dụng trong nấu ăn: Dầu dừa nấu các món xào và tăng vị cho các món như sinh tố, cà phê, trà hoặc các món hầm. 
  • Các loại dầu dừa phổ biến trên thị trường: dầu dừa ép nóng, dầu dừa ép lạnh và dầu dừa tinh. 
  • Giá: dao động khoảng 70.000-95.000 VNĐ, chai lớn khoảng 56.000-140.000 VNĐ.
dầu dừa nguyên chất
Dầu dừa nguyên chất
  •  
Để lại một bình luận