CategoriesMón ngon

Bánh tráng Đại Lộc: Thăng trầm cùng bề dày lịch sử Quảng Nam

Bánh tráng Đại Lộc Hapinut

Theo “Ức Trai di tập – Dư địa chí” của nhà văn Nguyễn Trãi, cũng như các thông tin được khắc trên mộc bàn của thời nhà Nguyễn, vùng đất Đại Lộc nói riêng và xứ Quảng nói chung, là đất Việt thường thị. Đến mãi cuối thế kỷ thứ 2, vùng đất này thuộc về lãnh thổ của Chăm-pa. Vào mùa hạ, năm 1306, vị vua Lê Minh vương quốc Chăm-pa dâng hai Châu Ô và Lý làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa, con của vua Trần Nhân Tông. Mãi sau 1307, triều Trần lúc này đổi hai Châu Ô – Lý thành Thuận Châu và Hóa Châu. Ông sai quan vào Kinh Lý và đặt quyền cai trị, kể từ lúc đó tại vùng đất Bắc Quảng Nam. Trong đó, có Đại Lộc lúc này thuộc chủ quyền của Đại Việt.

 

Làng quê Đại Lộc - Quảng Nam
Nét thanh bình của làng quê Đại Lộc ngày nay.
 

Theo dòng lịch sử

Trong gần 300 năm lịch sử kéo dài, đến khi chúa tiên Nguyễn Hoàng lập dinh trấn Quảng Nam vào năm 1602. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Đại Lộc tính từ bờ bắc sông Thu Bồn, cực nam Hóa Châu là vùng biên viễn phên giậu của Tổ quốc. Trong nhiều thế kỷ, đã có các cuộc di dân từ Đại Việt vào vùng đất Đại Lộc nhằm khai đất, lập làng. Qua bao thế hệ cư dân tại chính Đại Lộc, đã nối tiếp nhau kiên trì khai sơn phá thạch. Biến nơi đây thành một vùng lam sơn chướng khí dọc hai bên dòng sông mang tên Thu Bồn và Vu Gia trở thành làng mạc tốt tươi. Điểm đặc sắc nơi đây, đó là ở vùng đất trù phú này đã gắn với nhiều huyền thoại về chúa Nguyễn, với nhiều địa danh còn hiện hữu có thể kể đến như: Hóc Tướng, Gò Tuân Dương,… Tuy nhiên, điểm nổi bật về địa danh không thể không nhắc đến là truyền thuyết vô cùng nổi tiếng là trái Nam Trân – quả ngọt xứ Tiên Quảng Nam.

 

Không chỉ nổi tiếng bởi bề dày lịch sử, vùng đất Đại Lộc còn được biết đến là nơi cho ra đời loại bánh tráng mang hương vị đặc trưng rất riêng. Khi đặt chân đến đất xứ Quảng, không ít người đa phần nhắc đến bánh tráng Đại Lộc. Khác với nhiều loại bánh tráng khác, bánh tráng Đại Lộc thường to tròn, màu trắng ngà mịn màng hơn và cũng mỏng hơn. Sự lôi cuốn bởi vẻ bề ngoài cùng chất liệu rất riêng đã khiến nhiều người đã bị thu hút khi mới lần đầu thưởng thức chúng. Ở nơi đây, đa phần cuộc sống của người dân gắn liền với nền nông nghiệp. 

 

Bánh tráng Đại Lộc Hapinut
Bánh tráng Đại Lộc cuốn thịt heo chấm nước mắm cay.

 

Làng nghề bánh tráng Đại Lộc…

Nghề làm bánh tráng cũng đã xuất hiện từ khá lâu đời và tạo dựng được thương hiệu đầy uy tín trên thị trường, bên cạnh các nghề như dệt vải hoặc trồng dâu nuôi tằm ngày nay. Có thể sẽ chẳng ai nhớ được nghề bánh tráng ở vùng đất này được làm từ bao giờ, tuy nhiên bất kỳ ai khi nhắc đến bánh tráng đều nghĩ ngay đến vùng đất Đại Lộc, Quảng Nam này. Điểm nổi trội và được những hội người mê đắm ẩm thực xứ Quảng yêu mến đó chính là dù có trải qua bao nhiêu năm đi nữa, hương vị của chiếc bánh tráng vẫn không hề thay đổi.

 

Tại làng Đại Lộc sẽ có rất nhiều loại bánh tráng khác nhau như: bánh tráng mè, bánh tráng ngọt, bánh tráng cuốn. Tất cả các loại bánh tráng vừa đề cập đến đều là bánh tráng truyền thống, chúng dường như là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực xứ Quảng. Dần về sau, nhiều loại bánh tráng từ vùng đất Đại Lộc đã xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành khác. Ở thời điểm hiện tại, có khá nhiều thương hiệu bánh tráng được bán trên thị trường, nhưng để đánh giá một trong top các loại bánh tráng ngon nhất phải kể đến bánh tráng Đại Lộc. Bánh được làm từ nguyên liệu bột thuần từ gạo, lớp vỏ mỏng hơn, vừa có mùi thơm đặc trưng lại vừa dẻo. Nhìn bánh tuy có bình dị, nhưng lại góp phần tạo nên sự phong phú trong nền ẩm thực tại Quảng Nam.

 

Bánh tráng Đại Lộc Hapinut
Bánh tráng Đại Lộc cuốn tôm thịt chấm nước mắm theo kiểu miền Nam.

 

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất của tấm bánh tráng Đại Lộc không chỉ nằm ở nguyên liệu, mà còn xuất phát bởi sản phẩm vẫn giữ được nét truyền thống trong từng khâu chế biến qua bao đời nay. Tại sao hương vị của bánh tráng này lại trở nên khác hơn so với các loại bánh tráng được bày bán trên thị trường? Bởi chính nhờ vào công thức riêng chỉ người dân nơi đây mới tạo nên được chiếc bánh tráng vừa ngon vừa chất lượng. Để làm ra được tấm bánh tráng ngon, người dân nơi đây cần lựa chọn loại gạo ngon, thơm và dẻo. Vì đây là phần nguyên liệu chính nên rất cần được chú trọng. Gạo trước khi được đưa vào làm bánh sẽ cần phải được ngâm qua một đêm và xay ra thành bột. 

 

Tiếp đến, để bột sau khi xay xong người dân sẽ hòa với một lượng nước vừa đủ rồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp này kết dính lại. Đặc biệt, chất lượng của bánh tráng ngon hay dở còn phụ thuộc khá nhiều vào quá trình pha bột, chúng cần phải pha vừa đủ độ sệt mà cũng đừng quá loãng. Có nhiều nơi tỉ mỉ, cẩn thận hơn, người dân sẽ thao tác thêm bước là lọc hỗn hợp này lại để phần trấu được loại bỏ hoàn toàn. Lại đến một công đoạn khác cũng khá quan trọng góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho bánh tráng Đại Lộc đó là quy trình tráng bánh. 

 

Tại đây, lò bánh tráng hoàn toàn làm bằng thủ công thay vì máy móc, người ta sẽ đốt lò bằng vỏ trấu thay củi hoặc than, và cũng chính nhờ vào ngọn lửa cháy râm rang, âm ỉ từ vỏ trấu sẽ khiến cho thành phẩm được chính đều, thơm hơn. Công đoạn tiếp theo, thợ sẽ bắt đầu đổ bột vào lò và thực hiện tráng bột ra thành các lớp mỏng rồi sau đó đậy kín vùng lại. Tuy nhiên, ở phần này, người thợ cần thao tác tráng bánh nhanh và đều tay thì sẽ có thể cho ra sản phẩm đẹp về mặt thẩm mỹ cũng như đều nhau. Đến khi bánh chín, người ta làm khô thông qua bước phơi bánh tráng ngoài trời lúc nắng. Bánh sẽ được xếp và chia đều trên tấm phên làm bằng nứa. Ở phân đoạn này, người thợ cần khéo léo, do khi làm bánh sẽ rất dễ rách. Công đoạn cuối cùng, bánh sau khi phơi khô sẽ được đóng gói nhằm trao đến tay khách hàng.

 

Một yếu tố mà người dân nơi đây cần lưu ý thêm đối với quá trình kỳ công tạo ra chiếc bánh tráng dẻo, trắng mịn đó là thời tiết có thể ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sản phẩm. Từ rất lâu về trước, người thợ luôn tranh thủ tận dụng phơi bánh khi trời nắng lên ở nhiệt độ cao, hoặc nắng to nhất để tráng bánh. Vì chiếc bánh được phơi khô có độ giòn nhất định sau khi tráng sẽ trở nên dẻo, cũng như mang đến hương vị hấp dẫn cho người thưởng thức chúng. Nhưng sẽ có đôi lúc thời tiết không thuận lợi, buộc người thợ cần thay bằng phương pháp sấy khác đó là dùng lò sấy bằng than hầm, dù cách làm này sẽ tốn khá nhiều chi phí cho việc mua than cũng như bánh được làm ra hương vị không ngon bằng khi phơi ngoài nắng.

 

Phơi nắng bánh tráng Đại Lộc
Bánh tráng Đại Lộc đem đi phơi nắng. Ảnh: Báo Thanh Niên

 

Đến đặc sản Quảng Nam

Bánh tráng Đại Lộc thường sẽ dùng để cuốn thịt heo, đây có lẽ là món ăn đã quá nổi tiếng và tạo nên thương hiệu cho miền đất này. Bởi đơn giản là chỉ cần chuẩn bị một đĩa ba chỉ heo luộc, rau sống và mắm nêm là bạn đã có ngay bữa ăn tuy dân dã nhưng lại bao gồm rất nhiều hương vị khác nhau, tạo nên sự hài hòa, hấp dẫn. Nghe thì có vẻ lạ, tuy nhiên bánh tráng Đại Lộc còn có thể dùng để cuốn ram nữa đó. Tại đây, người ta thường sẽ cắt nhỏ bánh tráng ra, sau đó thấm sơ qua với rượu hoặc nước cốt chanh, cuối cùng là gói ram tôm hoặc thịt bằm và chiên lên. Bí quyết thấm rượu hoặc nước cốt nhằm giúp bánh khi chiên không bị văng dầu, cũng như cho bánh tráng ram được căng phồng đẹp mắt.

 

Như một thức quà được thiên nhiên ban tặng là gạo ngon cùng thời tiết nhiều nắng, có thể điều này bất lợi rất nhiều đối với các lĩnh vực khác, còn riêng bánh tráng Đại Lộc thì không như vậy. Nhờ vào cơn nắng to giữa trưa cùng nguyên vật liệu đầy chất lượng, người dân nơi đây đã tạo nên một đặc sản mà khi được nhắc đến, người con xứ Quảng đều tự hào về tấm bánh tráng đã tạo nên thương hiệu từ bao thế hệ. Bên cạnh đó, nguyên liệu không chưa đủ, bởi nếu không dựa vào sự tỉ mỉ, cẩn thận và cầu kỳ từ người thợ cũng sẽ chẳng thể nào cho ra đời được loại bánh tráng ngon trứ danh như hiện nay.

Mai Phương

Để lại một bình luận